LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
CHE hoạt động trong lĩnh vực liên ngành giữa Khoa học Sức khỏe và Môi trường, định hướng hoạt động tập trung ở một số lĩnh vực có thế mạnh, tiềm năng và cạnh tranh của Việt Nam, cũng như phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và chiến lược phát triển của SIU. Các hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ được gắn liền với hoạt động đào tạo của GAIE/SIU theo từng giai đoạn. Trong đó, có thể tập chung vào một số nội dung như sau:
1. Y học (Kỹ thuật y sinh, Khoa học y sinh, Công nghệ kỹ thuật y học, Y học dự phòng, …)
– Nghiên cứu ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, blockchain và các công nghệ khác trong phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe.
– Ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu phát triển thuốc mới.
– Công nghệ thiết kế chế tạo cảm biến sinh học, chip sinh học, cảm biến thông minh.
– Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tế bào, tế bào gốc trong điều trị bệnh.
– Nghiên cứu kỹ thuật sinh học phân tử, công nghệ gen và protein trong chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh.
– Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ enzyme, công nghệ vi sinh thế hệ mới (công nghệ điều chế và sản xuất vaccin, thuốc sinh học, sinh phẩm y tế và sinh phẩm chẩn đoán thế hệ mới).
– Nghiên cứu phát triển các sản phẩm chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe (sinh phẩm, vật tư y tế, thiết bị y tế).
– Nghiên cứu, thống kê, khảo sát và đánh giá mối quan hệ tương quan giữa sức khỏe, bệnh tật và môi trường sống, từ đó đưa ra các khuyến nghị, giải pháp hoặc cung cấp thông tin, phổ cập, tuyên truyền kiến thức KH&CN, ủng hộ chính sách bảo vệ con người và môi trường.
2. Công nghệ sinh học ứng dụng
– Công nghệ sinh học ứng dụng trong y dược (sinh tổng hợp các sản phẩm có hoạt tính sinh học, thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo quy định về an toàn thực phẩm).
– Nghiên cứu các phương pháp hóa học, vật lý và sinh học để biến tính các đại phân tử sinh học.
– Công nghệ sinh học ứng dụng trong thực phẩm (các chế phẩm sinh học phục vụ chế biến, bảo quản, phát triển một số dòng sản phẩm hữu cơ).
– Công nghệ sinh học ứng dụng trong môi trường (tập trung vào tận thu, tái chế phụ phẩm, xử lý môi trường bằng công nghệ sinh học).
– Công nghệ sinh học trong nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học).
3. Hóa dược, Dược liệu, Hóa Mỹ phẩm
– Phát triển nguyên liệu làm thuốc.
– Nghiên cứu tách, chiết các hợp chất có hoạt chất sinh học ứng dụng trong bào chế dược phẩm.
– Nghiên cứu sản xuất cao chiết dược liệu, hương liệu, tinh dầu.
– Chế tạo, sản xuất một số dòng sản phẩm hữu cơ từ nguồn gốc thiên nhiên ứng dụng làm mỹ phẩm, thực phẩm hỗ trợ, bảo vệ sức khỏe.
– Tổng hợp, bán tổng hợp các sản phẩm hóa dược từ nguyên liệu sẵn có trong nước, nghiên cứu tổng hợp thuốc mới.
4. Thực phẩm & Dinh dưỡng
– Phát triển dòng thực phẩm hữu cơ, thực phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên.
– Nghiên cứu chế biến, đa dạng hóa sản phẩm từ các nguồn nguyên liệu, sản phẩm nông nghiệp sẵn có trong nước.
– Nghiên cứu ứng dụng một số enzyme trong chế biến thực phẩm.
– Nghiên cứu ứng dụng của vi sinh vật trong chế biến và bảo quản thực phẩm.
– Nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật chiết tách, sản xuất chế phẩm vi sinh, ứng dụng cho sản phẩm lên men.
5. Năng lượng – Môi trường
– Nghiên cứu tận dụng phế phẩm và nguồn năng lượng tái tạo để chế tạo, sản xuất nhiên liệu sinh học, sinh khối, sản phẩm tái chế.
– Nghiên cứu vật liệu tái chế, vật liệu tự phân hủy sinh học giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
– Nghiên cứu vật liệu mới, tiên tiến (Vật liệu nano, composite ứng dụng công nghiệp).
– Nghiên cứu công nghệ, phương pháp xử lý ô nhiễm môi trường (chất thải rắn, lỏng, khí) bằng các phương pháp lý hoá và sinh học.